Công đoàn Trường ĐHSP Hà Nội
Login
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    Lịch sử Công đoàn Trường
    Giới thiệu chung
    Công đoàn Trường qua các thời kỳ
    Cơ cấu tổ chức
    Chủ tịch, Phó Chủ tịch
    Ban Thường vụ Công đoàn Trường
    Ban Chấp hành Công đoàn Trường
    Uỷ ban Kiểm tra
    Văn phòng Công đoàn Trường
    Các Ban công tác
    Công đoàn Bộ phận
  • Tin tức
    Tin hoạt động của Công đoàn Trường
    Tin hoạt động của Công đoàn Bộ phận
    Tin khác
  • Chuyên Đề
    Tuyên Truyền
    Chính sách pháp luật
    Chuyên môn
    Nữ công - Bình đẳng giới
    Văn hóa - Thể thao
    Văn hóa
    Thể thao
    Tổ chức - Kiểm tra
  • Văn bản
  • Hình ảnh - Clip
    Hình ảnh
    Clip
  • Liên hệ

Chuyên môn



“Không có giáo dục… đừng nói gì đến kinh tế, văn hoá!”


31-08-2018
Chỉ duy nhất 1 cơ sở giáo dục đại học (GDĐH) đạt 56/61 tiêu chí kiểm định chất lượng; 43% số trường có đội ngũ giảng viên chưa đảm bảo trình độ chuẩn; 55% số trường chưa đáp ứng đủ số lượng giảng viên; 38% số trường chưa đảm bảo tài chính hợp lý, minh bạch...

 

 

Những con số đáng báo động về thực tiễn kiểm định cơ sở GDĐH này được đăng tải trên Báo Lao động ngày 30/8 khiến không ít người sẽ phải giật mình.

Giáo sư Bành Tiến Long, nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT nói rằng, những con số này “phản ánh đúng những nội dung yếu kém của GDĐH Việt Nam” bởi phần lớn các trường đã kiểm định là những trường xếp hạng khá trở lên trong hệ thống (122 trường ĐH, học viện trong tổng số 234 trường ĐH).

Theo vị chuyên gia, điều này càng dễ hiểu vì sao Việt Nam chưa có trường nào được lọt vào tốp 500 trường hàng đầu thế giới theo các bảng xếp hạng uy tín.

Và cũng thật dễ hiểu khi mỗi năm, người dân ta phải bỏ ra tới 3 tỷ USD cho việc du học, trong đó, có cả du học phổ thông và du học đại học. 3 tỷ USD, một con số khổng lồ!

Bạn của người viết là tiến sĩ vật lý ở một trường đại học danh tiếng, thế nhưng khoản tiền lương 5 triệu ít ỏi của anh chỉ đủ để trả lương giúp việc trong nhà, kinh tế gia đình phó thác cho vợ.

Cuộc sống “cơm áo gạo tiền” dù muốn dù không cũng đã ảnh hưởng không nhỏ đến công tác giảng dạy của phần lớn giảng viên đại học. Trong khi đó, kể cả khi muốn toàn tâm toàn ý cho nghiên cứu thì điều kiện trang thiết bị, cơ sở vật chất (đặc biệt là tại các trường kỹ thuật) lại không cho phép.

Thành ra, nói “giảng viên đại học”, oách thì oách thật, nhưng chưa hẳn những người thực sự giỏi đã muốn “ở lại trường”, còn những người ở lại hay được tuyển vào trường làm giảng viên chưa hẳn đã đáp ứng được yêu cầu hoặc có thể “sống” được với nghề, phát triển được bản thân. Thành ra, giảng viên đại học vừa thiếu hụt cả về chất lượng lẫn số lượng.

Cái gốc của vấn đề, theo người viết là các trường vẫn chưa được tự chủ từ đó kéo theo rất nhiều hệ luỵ khác. Tự chủ ở đây là tự chủ về đào tạo, tự chủ về nhân sự, tự chủ về tài chính.

Cũng bởi không tự chủ được nên mới dẫn đến nhiều trường dù đầu vào tuyển sinh chỉ tiêu cao vút, nhưng sinh viên ra trường vẫn không đáp ứng được những yêu cầu của thực tiễn xã hội. Nguyên nhân là xã hội cần một đường còn nhà trường dạy một nẻo. Không ít doanh nghiệp ra tiêu chí thẳng chỉ tuyển sinh viên trung bình để các bạn trẻ đỡ ảo tưởng về sức mạnh bản thân mà doanh nghiệp thì đằng nào cũng phải “đào tạo lại”.

Chưa kể, dường như cơ quan quản lý vẫn còn can thiệp quá sâu vào công tác nội bộ của các trường, bao gồm cả những trường tư, mà sự ra đi của “giáo sư quần đùi” Trương Nguyện Thành gần đây là một ví dụ. Được đánh giá có năng lực giỏi, song ông Thành không thể trở thành Hiệu trưởng theo nguyện vọng của HĐQT trường ĐH Hoa Sen, và do đó, ông quyết định rời Việt Nam trở về Mỹ công tác.

Mục tiêu, mong muốn của lãnh đạo đất nước thì rất nhiều, nhưng chung quy lại, phải đi từ gốc giáo dục, đi từ sự trân trọng, tạo được môi trường tốt để giữ chân (và tạo ra) những người thầy giỏi. Như chính Bác Hồ từng nói: “Nhiệm vụ giáo dục là rất quan trọng và vẻ vang, nếu không có thầy giáo thì không có giáo dục… không có giáo dục, không có cán bộ, thì không nói gì đến kinh tế, văn hóa” (Hồ Chí Minh, Toàn tập, t.10, tr.345 NXB Chính trị quốc gia).

Theo dantri.com.vn

Post by:
31-08-2018
Related
"Rạng rỡ tháng Ba" - chương trình chào mừng ngày Quốc tế phụ nữ 8/3 của Công đoàn Trường ĐHSP Hà Nội, hướng tới Đại hội Công đoàn trường nhiệm kỳ 2023 - 2028 (22/03/2023 12:00)
"Sắc xuân HNUE" - Bữa tiệc âm nhạc ấn tượng đầy màu sắc (21/03/2023 12:00)
Du xuân đầu năm Quý Mão - Công đoàn khoa Lý luận chính trị - Giáo dục công dân (21/03/2023 12:00)
Vững vàng ý chí "Trên dưới đồng lòng, dọc ngang thông suốt" (08/03/2023 12:00)
Tự hào truyền thống của phụ nữ Việt Nam, của nữ cán bộ trường Đại học Sư phạm Hà Nội (08/03/2023 12:00)
In category
Phát triển thương hiệu cơ sở giáo dục đại học trong bối cảnh đổi mới, hội nhập qua giải pháp nâng cao vai trò của chủ thể văn hóa nhà trường (02/05/2019 09:31)
Từ tủ sách của Trần Đăng Khoa nhìn đến Ngày Sách Việt Nam (02/05/2019 09:28)
Tập huấn nghiệp vụ Thư viện - nối vòng tay lớn (22/11/2018 10:53)
Không gian sách Pháp - Việt chào mừng ngày sách Việt Nam 2018 (23/04/2018 03:05)
Đổi mới đào tạo đại học: Công đoàn không thể đứng ngoài cuộc (17/04/2018 08:32)
CÔNG ĐOÀN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
136 Xuân Thủy - Cầu Giấy - Hà Nội 04-37547823 vp.congdoan@hnue.edu.vn http://congdoan.hnue.edu.vn
LƯỢT TRUY CẬP
Đang trực tuyến:
Lượt truy cập:



Thiết kế và phát triển TTCNTT

Copyright 2023 by Công đoàn Trường Đại học Sư phạm Hà Nội