Công đoàn Trường ĐHSP Hà Nội
Login
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    Lịch sử Công đoàn Trường
    Giới thiệu chung
    Công đoàn Trường qua các thời kỳ
    Cơ cấu tổ chức
    Chủ tịch, Phó Chủ tịch
    Ban Thường vụ Công đoàn Trường
    Ban Chấp hành Công đoàn Trường
    Uỷ ban Kiểm tra
    Văn phòng Công đoàn Trường
    Các Ban công tác
    Công đoàn Bộ phận
  • Tin tức
    Tin hoạt động của Công đoàn Trường
    Tin hoạt động của Công đoàn Bộ phận
    Tin khác
  • Chuyên Đề
    Tuyên Truyền
    Chính sách pháp luật
    Chuyên môn
    Nữ công - Bình đẳng giới
    Văn hóa - Thể thao
    Văn hóa
    Thể thao
    Tổ chức - Kiểm tra
  • Văn bản
  • Hình ảnh - Clip
    Hình ảnh
    Clip
  • Liên hệ

Chuyên môn



Gỡ khó trong triển khai nội dung giáo dục địa phương


27-06-2024

Để thực hiện nội dung giáo dục địa phương, thời gian qua, Bộ GD&ĐT đã ban hành và phối hợp ban hành hệ thống văn bản chỉ đạo việc triển khai thực hiện hướng dẫn biên soạn, thẩm định tài liệu, hướng dẫn tổ chức dạy học tài liệu giáo dục địa phương, tổ chức xuất bản, phát hành tài liệu, tư vấn, hướng dẫn, đôn đốc phê duyệt tài liệu giáo dục địa phương.

Ngày 3/6, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức Hội nghị về nội dung giáo dục địa phương trong chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) 2018 - thực trạng và giải pháp. Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Ngọc Thưởng chủ trì Hội nghị.

Tại Hội nghị, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học Thái Văn Tài cho biết: Để thực hiện nội dung giáo dục địa phương, thời gian qua Bộ GD&ĐT đã ban hành và phối hợp ban hành hệ thống văn bản chỉ đạo việc triển khai thực hiện hướng dẫn biên soạn, thẩm định tài liệu, hướng dẫn tổ chức dạy học tài liệu giáo dục địa phương, tổ chức xuất bản, phát hành tài liệu, tư vấn, hướng dẫn, đôn đốc phê duyệt tài liệu giáo dục địa phương.

Thực hiện các quy định và văn bản hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, UBND cấp tỉnh đã chủ động xây dựng Kế hoạch tổ chức biên soạn, thẩm định tài liệu giáo dục địa phương theo lộ trình đổi mới chương trình, sách giáo khoa. 

Quang cảnh Hội nghị. Ảnh: TH. 

Theo Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học, đến thời điểm hiện tại, cơ bản các địa phương đã hoàn thành việc biên soạn tài liệu theo lộ trình đổi mới chương trình, sách giáo khoa. Riêng đối với tài liệu giáo dục địa phương các lớp 5, 9, 12 vẫn đang được địa phương hoàn thiện để tổ chức thẩm định.

Về tổ chức giảng dạy, các Sở GD&ĐT đã tổ chức bồi dưỡng, tập huấn trực tiếp và trực tuyến cho cán bộ quản lý và giáo viên các khối lớp có tài liệu giáo dục địa phương được phê duyệt với các chuyên gia, báo cáo viên là các tác giả xây dựng tài liệu. Các tỉnh, thành phố có tài liệu giáo dục địa phương được Bộ GD&ĐT phê duyệt đã tổ chức dạy học tài liệu giáo dục địa phương.

Tuy nhiên, Vụ trưởng Thái Văn Tài cho hay, đây là nhiệm vụ mới theo phân cấp của địa phương nên vẫn còn sự lúng túng, khó khăn trong cách thức tiếp cận ban đầu với công việc ban hành kế hoạch, xây dựng khung nội dung, biên soạn, thẩm định tài liệu giáo dục địa phương. Việc in ấn, phát hành tài liệu giáo dục địa phương ở một số địa phương còn chậm, muộn; một số địa phương chưa thực hiện được do vướng mắc về công tác xác định bản quyền, thẩm định giá và đấu thầu in ấn, phát hành…

Cũng tại Hội nghị, các ý kiến đã tập trung thảo luận làm rõ các kết quả đạt được, đồng thời , trao đổi, nêu các đề xuất, kiến nghị, giải pháp xung quanh những thuận lợi, khó khăn liên quan đến thực trạng triển khai tại các địa phương, quy trình tổ chức thực hiện, công tác xã hội hóa, nội dung tài liệu, quy định về kinh phí, in ấn, bản quyền, giảng dạy.

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Ngọc Thưởng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: TH.

Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Ngọc Thưởng khẳng định, đây là nội dung giáo dục bắt buộc trong chương trình GDPT 2018, do đó, quá trình biên soạn, thẩm định, in ấn, phê duyệt nội dung giáo dục địa phương cần đơn giản nhưng phải đúng quy trình, quy định, hiệu quả, có căn cứ bởi đây là nội dung khó.

Thứ trưởng cũng giao Vụ Giáo dục Tiểu học chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện tập huấn, bồi dưỡng cán bộ quản lý và giáo viên triển khai nội dung giáo dục địa phương tại các địa phương. Tập huấn, bồi dưỡng, hướng dẫn phải thống nhất và có hiệu quả.

Đối với các địa phương, Thứ trưởng đề nghị cần tiếp tục tổ chức tập huấn cho cán bộ quản lý và giáo viên. Sau thời gian tập huấn cần có đánh giá theo các giai đoạn sơ kết, tổng kết công tác này để rút ra bài học, kinh nghiệm, những gì đã làm được, vướng mắc ở đâu và tham mưu cho Bộ GD&ĐT trong chỉ đạo, gỡ khó thực hiện trên phạm vi toàn quốc.../.

 

Nguồn: dangcongsan.vn

Post by: Cong doan ĐH Sư phạm Hà Nội
27-06-2024
Related
Công đoàn Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức tập huấn nghiệp vụ Thanh tra nhân dân năm 2025 (26/04/2025 12:00)
Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về học tập suốt đời vào xây dựng xã hội học tập hiện nay (26/04/2025 12:00)
Giáo dục đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên qua những lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh (26/04/2025 12:00)
Xây dựng tổ chức bộ máy hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả đáp ứng yêu cầu của kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam (26/04/2025 12:00)
Thay đổi cách tính lương hưu từ 01/7/2025 (26/03/2025 12:00)
In category
Chung tay thúc đẩy giáo dục về năng lượng tái tạo và biến đổi khí hậu (08/10/2024 12:00)
Thủ tướng gặp gỡ các nhà khoa học và kỹ sư nữ khu vực châu Á - Thái Bình Dương (08/10/2024 12:00)
Hội đồng Dân tộc Quốc hội: Đánh giá cao ban soạn thảo, cần thiết có Luật Nhà giáo (07/10/2024 12:00)
Việt Nam học được gì từ giáo dục Nhật Bản để đất nước phồn thịnh? (21/09/2024 12:00)
Tích cực thúc đẩy ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong giáo dục (16/09/2024 12:00)
CÔNG ĐOÀN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
136 Xuân Thủy - Cầu Giấy - Hà Nội 04-37547823 vp.congdoan@hnue.edu.vn http://congdoan.hnue.edu.vn
LƯỢT TRUY CẬP
Đang trực tuyến:
Lượt truy cập:



Thiết kế và phát triển TTCNTT

Copyright 2025 by Công đoàn Trường Đại học Sư phạm Hà Nội